Nguyễn Bảo Uyên

CoachVille Professional Certified Coach

Xây dựng sự kiên cường, bền bỉ, khả năng tự phục hồi (Resilient)

Trong bài viết này, sự kiên cường, bền bỉ hoặc khả năng tự phục hồi là từ mình dùng để mô tả từ gốc “resilient”. Nếu bạn có ý tưởng hay nào để dịch từ này sát nghĩa hơn, đừng ngần ngại chia sẻ với mình nhé 🙂

Theo Barry Winbolt – một người hướng dẫn, một huấn luyện viên, nhà tâm lý học và nhà văn, cho rằng: “Những người có sự kiên cường và bền bỉ hoặc khả năng tự phục hồi sẽ có khả năng đương đầu với áp lực, thay đổi và tổn thương trong cuộc sống và có khả năng bình phục nhanh chóng khỏi nghịch cảnh.”

TỔNG QUAN VỀ SỰ KIÊN CƯỜNG, BỀN BỈ VÀ KHẢ NĂNG TỰ PHỤC HỒI

Có một so sánh ẩn dụ mình rất thích, đó là “resilient” được ví tương tự như sự đàn hồi của 1 quả bóng cao su. Dù áp lực, nghịch cảnh, có dồn ép và cố gắng làm chúng ta trầy trật, biến dạng cỡ nào… thì với sự kiên định, ta nhất định sẽ đàn hồi và trở về lành lặn như cũ. Thậm chí, còn tăng độ đàn hồi lên hơn so với ban đầu.

Và, “resilient” là đức tính nên có trong mỗi chúng ta, bởi dù làm ngành nghề gì thì sở hữu sự kiên cường, bền bỉ, khả năng tự phục hồi cũng giúp chúng ta vượt lên trên những hoàn cảnh khó khăn một cách tích cực và nhanh chóng hơn.

Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta cần phải đối mặt với nghịch cảnh/ hoàn cảnh khó khăn nào đó, đẩy chúng ta vào 1 tình huống sống còn, và ta sẽ học được điều gì đó.

Học xây dựng sự kiên cường, bền bỉ, khả năng tự phục hồi là để tăng cường sức mạnh bên trong (inner strengths), thay đổi tư duy (mindset), xây dựng sự tự tin (confidence), … và học cách đối mặt tốt hơn những vấn đề ko thể tránh khỏi)

Ví dụ về sự tự tin: Mặc cho người ta nói bạn ko làm được, điều đó là điều không thể, bạn là nữ giới nên không làm được điều nay hay kia …. thì với lòng kiên định, ta chỉ cần tin vào khả năng của mình.

SỰ KIÊN CƯỜNG, BỀN BỈ, KHẢ NĂNG TỰ PHỤC HỒI LÀ GÌ?

Một cách cụ thể, theo Barry Winbolt, sự kiên cường, bền bỉ, khả năng tự phục hồi là khả năng của một người đối với việc:

  • đối mặt tốt trước những điều như nhu cầu cao, sự không chắc chắn và những thay đổi
  • và phục hồi từ những khó khăn hoặc thách thức
  • quản lý mức căng thẳng và kiểm soát cảm xúc của họ 
  • chủ động khi đối mặt với nghịch cảnh, coi thất bại là cơ hội học tập.

Có được khả năng này sẽ giúp ta xây dựng thêm sức mạnh bên trong, cách suy nghĩ, tinh thần tự tin, thay đổi đến cách chúng ta giao tiếp với người khác và đến cả cách ta nhìn nhận và hành động trong cuộc sống, để chúng ta có thể giải quyết những thách thức không tránh khỏi.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC XÂY DỰNG SỰ KIÊN CƯỜNG, BỀN BỈ, KHẢ NĂNG TỰ PHỤC HỒI

Cuộc sống chắc chắn sẽ luôn có khó khăn và thử thách cho tất cả mọi người.

Chúng ta rồi cũng sẽ đều trải qua sinh, lão, bệnh, tử và những vấn đề, áp lực từ công việc, gia đình, cuộc sống. Chúng ta sẽ trải qua các cảm xúc khó chịu như bất ngờ, bi quan, thất vọng, từ chối,… Với sự kiên cường bền bỉ và khả năng tự phục hồi, chúng ta sẽ có khả năng đối phó với những thử thách này theo cách đơn giản hơn.

Tóm lại, những lợi ích mà nó mang lại:

  • Nâng cao sự hài lòng trong công việc và cuộc sống
  • Có khả năng đưa ra những quyết định tốt hơn
  • Khả năng thiết lập và đạt được những mục tiêu
  • Mối quan hệ cá nhân và công việc tốt hơn
  • Cải thiện kỹ năng tự quản lý
  • Nâng cao sức khỏe thể chất và tâm lý
  • Quản lý năng lượng tốt hơn

VẬY LÀM SAO ĐỂ CÓ THỂ TRỞ NÊN KIÊN CƯỜNG, BỀN BỈ VÀ XÂY DỰNG ĐƯỢC KHẢ NĂNG TỰ PHỤC HỒI?

Một sự thật đáng mừng là, sự kiên định được xây dựng dựa trên những nhóm đặc điểm của con người, chúng ta có thể xây dựng thói quen và phản ứng trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống, dù là trong nghề nghiệp hay cá nhân bất kể nào.

Cách chúng ta quản lý quan điểm, suy nghĩ và cảm xúc của mình là điều cơ bản để phát triển và duy trì khả năng kiên cường, bền bỉ, tự phục hồi. Điều quan trọng là:

  • tin rằng chúng ta có khả năng cải thiện sự kiên cường, bền bỉ và khả năng tự phục hồi của mình, và thực hành các kỹ năng của những người có các đức tính này. Mình sẽ chia sẻ cụ thể ở một bài viết khác cho riêng mục này.

Sức khỏe thể chất của chúng ta cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ khả năng kiên định của chúng ta, vì vậy chúng ta nên đảm bảo rằng chúng ta cần:

  • ăn uống
  • khoẻ mạnh, tập
  • thể dục thường xuyên, dành thời gian nghỉ ngơi và thư thái.

Trên đây là những kiến thức mình đã may mắn được trau dồi trong quá trình làm việc tại corporate của mình, để mình có thể trở nên bền bỉ, kiên định hơn mỗi ngày. Còn bạn, có kiến thức hay trải nghiệm nào thú vị, hãy cùng chia sẻ với mình nha.

Yêu thương,
Nguyễn Bảo Uyên, CVPCC

Xây dựng sự kiên cường, bền bỉ, khả năng tự phục hồi (Resilient)
Scroll to top